Chùa Bái Đính từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch quen thuộc

Chùa Bái Đính từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch quen thuộc in dấu trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Với bề dày lịch sử lên tới nghìn năm có lẻ gắn liền qua nhiều triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý. Ngày nay, ngôi chùa đang dẫn đầu cả nước về hệ thống tượng Phật, tượng La Hán, chuông và trống,… được đúc bằng đồng nguyên chất to nhất tại Việt Nam. Ngoài nổi danh nơi linh thiêng ra, với cảnh sắc thiên nhiên non nước hữu tình thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Sau đây là những địa điểm tham quan không nên bỏ lỡ khi đến chiêm bái, tham quan, du lịch chùa Bái Đính mà chúng tôi muốn gửi tới bạn.

Hành lang La Hán

Đây là địa điểm mà hầu như bất kỳ du khách nào cũng phải đều đi qua trong quá trình tham quan chùa. Hành lang được xây dựng hoàn toàn từ loại gỗ quý Tứ Thiết, mái lợp ngói tráng men lấy từ làng gốm Bát Tràng truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước. Dọc hành lang trưng bày toàn bộ là tượng La Hán đa dạng, được công nhận là hành lang La Hán lớn nhất Việt Nam chưa có bất cứ ngôi chùa nào trưng bày nhiều đến vậy. Tất cả pho tượng đều được các nghệ nhân điêu khắc tỉ mỉ, điêu luyện, khéo léo trên từng chi tiết đã mất rất nhiều thời gian mãi đến đến năm 2004 mới hoàn thành xong.

Tháp Báo Thiên

Tháp Báo Thiên cách Tòa Quan Thế  m chừng 700 nằm ở phí Đông Nam. Bảo tháp chính là biểu tượng linh thiêng của quần thể chùa Bái Đính với tòa tháp kiên cố bao gồm 13 tầng theo văn hóa truyền thống Việt Nam có chiều cao lên tới 99m. Các hoa văn trang trí bảo tháp đều mang phong cách thời Lý và toàn bộ phần gạch bao bọc bên ngoài được sử dụng loại gạch nung Bát Tràng tốt nhất. Bước vào trung du khách sẽ phải choáng ngợp trước không gian bài trí sắc nét, chính giữa tháp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên chất, bên ngoài dát vàng sáng rực rỡ phía dưới pho tượng là bệ đỡ bằng đá xanh trang trí chạm khắc hoa sen, các linh vật và rồng vàng tinh xảo. Tiếp tụ hành trình, du khách đi qua 72 bậc thang theo từng cung bậc cảm xúc khác nhau trước màn hô phỏng lại một cách điêu luyện về cuộc sống của Đức Phật. Tại tầng thứ 13 cao bất của bảo tháp là nơi đặt và trưng bày xá lợi sau khi Bái Đính tiến hành làm đại lễ nghênh đón từ Ấn Độ về chùa.

tháp-báo-thiên-chùa-bái-đính

Tòa Quan Thế Âm

Tòa Quan Thế  m bao gồm 7 gian xây dựng hoàn toàn bằng loại gỗ tứ thiết quý hiếm trong nước, nằm bên cạnh Lầu Chuông chỉ mất 3 phút đi bộ là đến nơi. Bên trong thờ tượng Phật Bà Quan Thế  m Bồ Tát được đúc hoàn toàn từ đồng nguyên chất dát vàng bên ngoài. Kể từ khi chùa Bái Đính đi vào hoạt động, tượng Phật Quan Thế  m được công nhận, chính thức cấp bằng tượng Quan Thế  m Bồ Tát bằng đồng lớn nhất của Việt Nam.

Lầu Chuông

Lầu Chuông hay còn gọi là chuông Đại Hồng Trung nằm ở hướng Tây Bắc đối diện với hành lang La Hán. Lầu mang lối kiến trúc tháp chuông cổ 3 tầng lợp ngói men ống Bát Tràng, có hình dáng của một đóa hoa sen đang nở rộ. Trung tâm lầu treo một quả chuông được chế tác bởi các nghệ nhân ở Huế đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất nặng 36 tấn. Phía dưới lầu là nơi đặt chiếc trống đồng 70 tấn, cả hai khi cộng hưởng lại tạo âm vang xa tới 10km. Quả chuông được công nhận và cấp bằng xác nhận là Đại Hồng chuông lớn nhất tại Việt Nam ngày 12/12/2007. Phía dưới là nơi đặt chiếc trống đồng 70 tấn

Chùa Bái Đính cổ

Chùa Bái Đính cổ hay còn được gọi là Bái Đính Cổ Tự cách Điện Tam Thế 800 m về phía Nam. Ngôi chùa cổ có từ lâu đời từ thời nhà Đinh với gắn với đền Cao Sơn, được xây dựng quay ra hướng chính Tây theo cách bày bố trang trí in đậm thời Lý, tọa lạc thanh bình bên giữa lòng núi hàng ngàn năm, có hệ thống rừng già hoang vu bao phủ. Chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, bên trong có thờ Phật, thờ Thần và các vị đức Thánh.

du-lịch-chùa-bái-đính

Đền thờ thánh Nguyễn

Đền thờ thánh Nguyễn mang nét văn hóa truyền thống tâm linh linh theo thế “Tựa Sơn Đạp Thủy”, tạo lạc tại ngã ba đầu dốc gần Cổng Tam Quan. Đây là nơi tôn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không nhân hậu, ông vừa là một danh y nổi tiếng cứu chữa bệnh cho nhân dân, vừa là tổ sư nghiên cứu nền văn hóa văn minh Đông Sơn Việt Cổ, sưu tầm các loại đồ đồng nguyên chất cổ khôi phục nghề đúc Đồng. Đối với nhân dân Ninh Bình nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, ông có công lao đóng góp rất lớn trong việc xây dựng chùa chiền thờ phật. Sau này, để bày tỏ lòng thành kính với ông, nhân dân Ninh Bình cho xây tôn thờ tưởng nhớ đến ông, không chỉ riêng chùa Bái Đính mà tượng ông được thờ ở khắp nơi trong thành phố.

Giếng Ngọc Gia Sinh

Giếng Ngọc có hình bán nguyệt lớn nhất đất nước ta nằm bên chân núi Bái Đính. Giếng Ngọc hay còn được gọi là Giếng Tiên không bao giờ cạn bởi gắn liền với sự tích hàng ngàn năm về trước vị thiền sư Nguyễn Minh Không đến giếng lấy nước dùng để sắc thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông và nhân dân khi ấy. Quanh năm, nước Giếng Ngọc trong xanh như chiếc gương ngọn bích khổng, lấp lánh nổi bật giữa núi rừng hoang dã.

Hang Sáng, Động Tối

Đi qua Cổ Tam Quan đến hết con dốc dừng tại ngã ba là nơi tọa lạc của Hang Sáng và Động Tối. Để lên tham quan du khách leo bộ thêm 300 bậc đá là tới Hang sáng rộng 15m  thờ Phật và Thần, còn động tối chia làm 7 buồng thờ Mẫu và Tiên. Trước cửa có một tảng đá lớn đề bốn chữ “Minh Đỉnh Danh Lam”  mang hàm ý là nơi lưu giữ danh thơm cảnh đẹp được vua Lê Thánh Tông ban tặng. Bên trong hang động quanh năm mát lạnh khác biệt so với bầu không khí bên ngoài. Ba gồm hệ thống những khối thạch nhũ đá muôn hình vạn trạng kết hợp cùng hệ thống đèn phản chiếu khiến không gian trở nên huyền bí, lung linh mờ ảo.

xe-dien-chua-bai-dinh

Đền thờ thần Cao Sơn

Men theo đường đi từ cửa ra Hang Sáng đưa lối du khách đến tham quan Đền thờ thần Cao Sơn danh xưng là Cao Sơn đại vương người cai quản vùng núi Vũ Lâm. Dựa theo truyền thuyết của dân tộc, ông là người con thứ 17 trong 50 người con của mẹ  u Cơ. Từ khi cai quản vùng núi Lâm, ông là người tìm ra cây Quang Lang một loại cây bột dùng làm bột gạo sau này người bản xứ hay gọi là cây Búng Báng Ninh Bình và bảo vệ an toàn, thường xuyên chỉ dạy giúp đỡ nhân dân an cư lạc nghiệp ngày một ấm no. Để tưởng nhớ công an của ông, người dân sau này lập đền tôn thờ ông. Trước kia, vào thuở còn hàn vi Đinh Bộ Lĩnh cũng được mẹ đưa đến sống trong động bên cạnh đền thần Cao Sơn. Sau này khi lên ngôi hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đống đô tại Cố Đô Hoa Lư cho xây dựng Hoa Lư tứ trấn với ba ngôi đền thờ ba vị Thần Cao Sơn cùng với thần Thiên Tôn và thần Quý Minh là ba vị thần trấn ngự ở ba cửa ngõ phía Tây, Đông và Nam. Theo như người dân địa phương kể lại rằng, hồi ấy ông là người chấn giữ, bảo vệ nhân dân ở phía Nam, nên người dân làm lễ rước ông về thờ trong đền ngày này chứ không phải chấn giữ  phía Tây như mọi người biết.

Trên đây là những địa điểm nổi bật được nhiều du khách yêu thích ghé thăm mỗi dịp đi lịch lại chùa Bái Đính. Ngoài ra, chùa còn rất nhiều địa điểm khác nữa như Tượng Phật Di Lặc, chùa Trình, Tam Thế Phật Điện…..hãy nhấn theo dõi https://dulich.pro.vn/tour-du-lich-chua-bai-dinh để biết thêm thông tin cho tiết về những địa điểm này.